“Konichiwa – Xin chào” từ kinh nghiệm phiên dịch chào hỏi Nhật – Việt

Nhiều người Nhật tra cứu trên Google về cách chào hỏi trong tiếng Việt. Kết quả xuất hiện ngay và có thể sử dụng ngay lập tức, vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, kết quả tra cứu có thể khác với cách chào hỏi của tiếng Việt trong thực tế cuộc sống. Ở bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu cách chào hỏi trong tiếng Việt và một số ví dụ về tình huống phiên dịch chào hỏi Nhật – Việt.

Chào hỏi là gì?

Chào hỏi là ngôn từ hay hành động mang tính lễ nghi thường trao cho nhau khi gặp gỡ hoặc chia tay. Có nhiều quốc gia trên thế giới khi chào hỏi thường kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ như bắt tay, ôm hôn kèm với ngôn từ chào hỏi.

Chào hỏi trong tiếng Việt

Nếu tra cứu bằng từ điển Nhật – Việt về ngôn từ chào hỏi trong tiếng Việt sẽ ra kết quả như dưới đây.

こんにちは: Xin chào(シンチャオ)

さようなら: Tạm biệt(タムビエト)

Tuy nhiên, thực tế thì trong giao tiếp hàng ngày, “xin chào” và “tạm biệt” rất ít được sử dụng. “Xin chào” và “tạm biệt” phổ biến trong cách chào hỏi của người nước ngoài khi nói tiếng Việt hoặc các tình huống cố định của các chương trình quảng cáo. Vậy người Việt Nam thường chào hỏi thế nào và lời chào hỏi có đặc điểm gì?

Đặc điểm của lời chào hỏi trong tiếng Việt

Trong tiếng Nhật có “Ohayougozaimasu”, “Konnichiwa”, “Konbanwa” tương ứng với lời chào hỏi theo các khoảng thời gian trong ngày: sáng, trưa, tối. Tiếng Việt cũng có lời chào ứng theo thời gian trong ngày như vậy nhưng rất ít được sử dụng. Người Việt gần như không để ý tới thời gian, thường dùng các lời chào hỏi giống nhau trong ngày. Tuy nhiên, lời chào lại khác nhau theo độ tuổi, giới tính, địa vị xã hội hay mức độ thân thiết.

Vậy người Việt thường chào như thế nào lúc gặp gỡ và lúc chia tay? Chúng tôi xin giới cách chào hỏi bằng tiếng Việt thường được dùng trong đời sống. Có lẽ hơi phức tạp đối với người nước ngoài nhưng các bạn hãy chọn 1 cách chào hỏi dễ nhớ nhất để sử dụng.

“こんにちは” Tiếng Việt

    こんにちはNam giới bằng hoặc hơi lớn tuổi hơn (anh)Nữ giới bằng hoặc hơi lớn tuổi hơn(chị)Nam giới hoặc nữ giới nhỏ tuổi hơn (em)
Chào anhChào chịChào em
Em:年下である相手
Xin chào anh
Xin:文頭にある 丁寧語
Xin chào chị
Em chào anh
Em:年下である自分のこと
Em chào chị
Chào anh
:文末にある丁寧語
Chào chị
Em chào anh
Em:年下である自分のこと
Em chào chị

“さようなら” Tiếng Việt

さようならNam giới bằng hoặc hơi lớn tuổi hơn (anh)Nữ giới bằng hoặc hơi lớn tuổi hơn (chị)Nam giới hoặc nữ giới nhỏ tuổi hơn (em)
Chào anhChào chịChào em
※Em:年下である相手
Chào anh
※ạ文末にある丁寧語
Chào chị
Chào anh nhé
※nhéやや柔らかい文末表現。日本語の「ね」と同様
Chào chị nhéChào em nhé
Chào anh. Em về nhé. さようなら。帰りますね(失礼します)。 ※Em:年下である自分のことChào chị. Em về nhé.Chào em. (Anh/ chị) về nhé.
Chào anh. Em về .
:文末にある丁寧語 さようなら。お帰りします(失礼いたします)。
Chào chị. Em về . 
Tạm biệt nhé. Tạm biệt anh nhé.
※nhéやや柔らかい文末表現。日本語の「ね」と同様 さようならね
Tạm biệt nhé. Tạm biệt chị nhé.Tạm biệt nhé. Tạm biệt em nhé.
Tạm biệt anh .
さようなら
Tạm biệt chị . 
Bye bye anh.
※年齢を問わず親しい相手にする対挨拶
Bye bye chị.Bye bye em.

Ngoài ra, khi chào hỏi các vị lớn tuổi, có địa vị xã hội,v.v. cần phải sử dụng các đại từ dành cho ngôi thứ 2 khác với bảng phía trên.

Cách lựa chọn từ ngữ khi phiên dịch Nhật – Việt trong tình huống chào hỏi

Chào hỏi là một bước quan trọng trong giao tiếp. Khi được nhờ phiên dịch chào hỏi từ tiếng Nhật sang tiếng Việt, nếu nắm được tình huống chào hỏi, đối tượng chào hỏi, người chào hỏi thì phần phiên dịch chào hỏi sẽ có ấn tượng tốt. Chúng tôi xin giới thiệu ví dụ 4 tình huống phiên dịch chào hỏi Nhật – Việt như sau: ① Chào hỏi của giám đốc tại lễ đón nhân viên mới ② Lời chào tại bộ phận được điều chuyển đến ③  Phát biểu khi bắt đầu buổi tiệc ④ Phát biểu khi kết thúc buổi tiệc. Xin hãy đọc 4 ví dụ và nhận xét xem người phiên dịch đã lựa chọn từ ngữ chào hỏi thế nào trong từng tình huống phiên dịch.

Tình huống 1: Chào hỏi của giám đốc tại lễ đón nhân viên mới

Tiếng NhậtGợi ý phương án dịch tiếng Việt
新入社員の皆さん、入社おめでとうございます。XXX株式会社、社長の田中弘です。
当社は30年に創業しました。当初はまだ社員の人数も少なく楽な経営環境ではありませんでしたが、今では大勢の新入社員の皆さんを迎え入れることができ、大変嬉しく思っています。
皆さんは、多くの応募の中から選ばれた、多彩な能力を持った方たちです。選ばれたという自信を持って、仕事を通してさまざまなことにチャレンジしてください。そこで得た経験は、皆さんの人生の財産になるはずです。
我が社の一員として、今日この場にいる仲間達と一緒に会社を盛り上げていきましょう!

Xin chào các bạn nhân viên mới/ Xin được gửi lời chào đến các bạn nhân viên mới. Chúc mừng các bạn đã gia nhập công ty. Tôi là Tanaka Hiroshi- giám đốc công ty XXX. Công ty chúng ta đã thành lập được 30 năm. Trước đây, vào thời kỳ đầu, số nhân viên còn ít, môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn nhưng giờ đây, tôi rất vui vì công ty có thể tiếp nhận rất nhiều nhân viên mới như các bạn. Các bạn là những nhân sự có nhiều năng lực đa dạng, được tuyển chọn từ nhiều ứng cử viên. Tôi mong các bạn hãy luôn tự tin vì các bạn là những người được lựa chọn và hãy dám thử thách bản thân ở nhiều khía cạnh khác nhau trong công việc. Từ đó, tôi tin chắc rằng những kinh nghiệm của các bạn có được sẽ trở thành tài sản quý giá trong cuộc đời các bạn. Là một thành viên của công ty, các bạn hãy cùng các đồng nghiệp có mặt ở đây hôm nay cố gắng vì sự phát triển của công ty.

Tình huống 2: Lời chào tại bộ phận được điều chuyển đến

Tiếng NhậtGợi ý phương án dịch tiếng Việt
本日付けでこちらに配属となりました、田中弘です。 これまでは、製造部で設計を担当させていただいておりました。こちらでも生産管理担当として、皆さまのお役に立てるよう励んでまいります。 慣れないうちはご迷惑を掛けることもあるかと思いますが、精一杯取り組ませていただきますので、よろしくお願いいたします。  Xin chào các anh chị. Tôi là Tanaka Hiroshi- được điều chuyển Bộ phận này từ ngày hôm nay. Trước đây. tôi phụ trách việc thiết kế tại bộ phận Sản xuất. Tôi cũng sẽ cố gắng để làm được nhiều việc cho công ty với tư cách là người phụ trách Quản lý sản xuất tại bộ phận này. Thời gian đầu chưa quen việc, có lẽ cũng sẽ làm phiền các anh chị nhưng tôi sẽ cố gắng hết mình. Mong các anh chị giúp đỡ tôi.

Tình huống 3: Phát biểu khi bắt đầu buổi tiệc

Tiếng NhậtGợi ý phương án dịch tiếng Việt
皆さま、おはようございます/こんにちは/こんばんは。
本日は、LJサービスの懇親会にご出席いただき、心より感謝申し上げます。
私、田中弘が開会の挨拶を担当させていただきます。
この懇親会は、新たなアイディアや情報交換の場としてお役立ていただければと考えております。
リラックスした雰囲気で、多くの方と交流し、新たな発見があることを願っています。
どうぞ最後までお楽しみください。  
Xin kính chào quý vị/ Kính thưa quý vị
Xin chân thành cảm ơn quý vị đã dành thời gian tham dự buổi tiệc thân mật của LJ Services ngày hôm nay. Tôi là Tanaka Hiroshi, xin phép được phát biểu đôi lời để bắt đầu buổi tiệc ngày hôm nay. Tôi mong buổi tiệc này sẽ là nơi quý vị có thể trao đổi thông tin và các ý tưởng mới mẻ cùng với nhau. Tôi hy vọng trong không khí thoải mái, vui vẻ này, tôi sẽ có nhiều ý tưởng mới, sẽ giao lưu được với nhiều quý vị có mặt ở đây. Xin quý vị hãy cùng tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ đến tận cuối chương trình.

Tình huống 4: Phát biểu khi kết thúc buổi tiệc

Tiếng NhậtGợi ý phương án dịch tiếng Việt
皆さん、今年1年間、お疲れ様でした。
今年は色々と大変でしたが、皆さんの力で乗り切れました。来年も皆で力を合わせ、社を盛り立ていただけるようお願いします。
今夜は仕事のことも忘れて、大いに楽しんでください。  
Xin chào mọi người. Cám ơn mọi người vì một năm đầy cố gắng cho công việc. Năm nay, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng chúng ta đã vượt qua tất cả nhờ sự hợp lực của mọi người. Năm sau, xin mọi người cũng cùng nhau đồng lòng đồng sức, đưa công ty phát triển khởi sắc hơn nữa. Tối nay, chúng ta hãy tạm quên công việc đi và tận hưởng một buổi tối thật vui vẻ.

Lời kết

Chào hỏi là một bước quan trọng để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và thể hiện sự kính trọng đối tượng giao tiếp. Phát âm và thanh điệu của tiếng Việt rất khó nhưng trước tiên hãy cố gắng nhớ cách chào hỏi thích hợp với từng đối tượng giao tiếp. Người phiên dịch Nhật – Việt có vai trò cầu nối ngôn ngữ, văn hóa của hai quốc gia nên cần chú tâm lựa chọn ngôn ngữ thích hợp thể hiện sự tôn trọng đối tượng giao tiếp, nhất là trong tình huống chào hỏi đầu tiên.

LJ Services cung cấp dịch vụ phiên dịch tiếng Nhật tại tỉnh Aichi – Nhật Bản. Xin hãy liên lạc với chúng tôi.