Kiến thức cơ bản cần thiết cho người mới bắt đầu công việc phiên dịch y tế

Người ta nói rằng phiên dịch y tế cần có kiến thức, sự am hiểu về y học. Tuy nhiên, kiến thức trong ngành y theo nghĩa rộng thì bao gồm: y học, điều dưỡng, dược, nha khoa,v.v.. Vì thế, một trong những băn khoăn lớn của người phiên dịch y tế mới vào nghề không chỉ là tiếng Nhật mà là không biết cần có chừng nào kiến thức y tế thì đủ, hiểu về y tế đến đâu thì công việc thuận lợi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ viết về những kiến thức y tế cần thiết dành cho các bạn muốn trở thành phiên dịch y tế tiếng Nhật. Hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn.

Phiên dịch y tế là gì?

Phiên dịch y tế có vai trò kết nối giao tiếp giữa bệnh nhân và người nhà bệnh nhân- những người không thành thạo tiếng Nhật với nhân viên y tế tại các cơ sở y tế. Các tình huống cần có phiên dịch y tế cần được kể đến là: khám bệnh, giải thích trước phẫu thuật, giải thích cách uống thuốc,v.v..

Các kiến thức y tế cần thiết trong phiên dịch

Tên các cơ quan, bộ phận trên cơ thể

Việc nhớ tên các cơ quan, bộ phận trên cơ thể con người bằng tiếng Nhật rất khó. Hơn nữa , cũng có khi dù là người Việt, bạn cũng không biết cơ quan đó gọi là gì hoặc không nhớ ra khi bị hỏi một cách bất thình lình. Để trở thành phiên dịch y tế, cần thiết phải nhớ tên và hiểu về các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Các bạn có thể sử dụng cuốn sách về sơ đồ hình ảnh các cơ quan, bộ phận của cơ thể.
Dưới đây là ví dụ về các bộ phận trong hệ tiêu hóa. Nếu hiểu về tên và các vị trí của các cơ quan trong hệ tiêu hóa thì có thể hiểu chính xác phần giải thích của bác sĩ cũng như có thể phiên dịch lại cho bệnh nhân một cách chính xác, dễ hiểu. Phiên dịch y tế nên có một cuốn sơ đồ hình ảnh các cơ quan, bộ phận của con người phiên bản mini để lúc nào cũng có thể mang theo.

Sơ đồ các cơ quan, bộ phận của cơ thể con người bằng tiếng Nhật có thể tham khảo tại website của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản.

Kiến thức cơ bản về tên bệnh, bệnh lý, xét nghiệm và thuốc

Khi phiên dịch trong lúc khám bệnh, người phiên dịch cần dịch chính xác tên bệnh và triệu chứng. Vì thế, cần phải tra cứu và nhớ các tên bệnh và triệu chứng cơ bản.

Danh sách một số tên bệnh

Tên bệnh(tiếng NhậtTên bệnh(tiếng Việt)
アレルギーDị ứng
皮膚炎(ひふえん)Viêm da
湿疹(しっしん)Mẩn ngứa
()Trĩ
糖尿病(とうにょうびょう)Bệnh tiểu đường
心臓(しんぞう)発作(ほっさ)Nhồi máu cơ tim
(のう)梗塞(こうそく)Nhồi máu não, đột quỵ
脳炎(のうえん)Viêm não
(へん)桃炎(とうえん)Viêm amidan
骨折(こっせつ)Gãy xương
ゆううつTrầm cảm
貧血(ひんけつ)Thiếu máu
高血圧(こうけつあつ)Huyết áp cao
日本(にほん)脳炎(のうえん)Viêm não Nhật Bản
ぜんそくHen suyễn
マラリアSốt rét

Danh sách một số triệu chứng

Tên triệu chứng(tiếng Nhật)Tên triệu chứng(tiếng Việt
くしゃみHắt- xì
寒気(かんき)Ớn lạnh
(かた)こりMỏi vai
(ねつ)があるSốt
(せき)Ho
頭痛(ずつう)Đau đầu
めまいChóng mặt
しびれ
(いき)苦しいKhó thở
嘔吐(おうと)Nôn ói
けいれんCo giật, động kinh
かゆいNgứa
便秘(べんぴ)便秘nb)Táo bón
下痢(げり)Tiêu chảy

Nếu có từ vựng nào đó không rõ nghĩa, người phiên dịch không nên ngần ngại, hãy mạnh dạn xác nhận lại với người nói, nếu cần thiết có thể tra từ điển để hiểu chính xác ý nghĩa. Vì công việc phiên dịch y tế có khả năng liên quan đến tính mạng con người nên cần có ý thức tránh dịch sai một cách tối đa.

Tên của các xét nghiệm

Có nhiều loại xét nghiệm khác nhau nhưng thường có các xét nghiệm cơ bản để kiểm tra tình trạng sức khỏe chung. Dưới đây là các xét nghiệm thường gặp:

  • 身体計測(đo chiều cao – cân nặng cơ thể)
  • 血圧測定(đo huyết áp)
  • 尿検査(xét nghiệm nước tiểu)
  • 血液検査(xét nghiệm máu)
  • 視力・聴力検査(đo thị lực, thính lực)
  • 胸部X線検査(chụp X-Quang lồng ngực)
  • 心電図検査(đo điện tim)

Ngoài ra, còn có một số xét nghiệm chuyên sâu như dưới đây:

  • CT検査(chụp CT)
  • MRI検査(chụp cộng hưởng từ MRI)
  • PET検査(chụp cắt lớp phát xạ Positron- PET)

Nếu được một phiên dịch có hiểu biết về mục đích và trình tự của xét nghiệm đảm nhận phiên dịch thì bệnh nhân sẽ rất an tâm. Ví dụ, trình tự của nội soi dạ dày đại khái là như dưới đây:

Trình tự nội soi dạ dày (nội soi không đau)

Trình tựNội dung
Bước 1【検査室へ】Đến phòng xét nghiệm
Bước 2(しょう)泡剤(ほうざい)】Chất chống tạo bọt
胃の中のあぶくを消す液体を飲みます。
Uống chất lỏng làm tan bọt trong dạ dày  
Bước 3【咽頭麻酔】Gây mê cuống họng
検査時の苦しさを和らげるため、のどにゼリーの麻酔を使います。(3分程度)
Để giảm đau đớn khi nội soi, người ta gây tê ở họng bằng một loại zeri
※鎮静剤を使用する方には、スプレー式の軽い麻酔を使うこともあります。
Đối với những người cần dùng thuốc an thần, có thể sử dụng thuốc xịt gây mê nhẹ.  
Bước 4【点滴・鎮静剤】Truyền nước và thuốc an thần ご希望の方には点滴しながら鎮静剤(静脈麻酔)を行います。鎮静剤は2-3分で効いてきますので、楽な状態になったら検査を開始します。
Nếu khách hàng có nhu cầu, có thể vừa truyền nước vừa truyền thuốc an thần (gây mê tĩnh mạch). Thuốc an thần có tác dụng sau 2-3 phút nên khi bệnh nhân thấy thoải mái thì có thể bắt đầu nội soi
Bước 5【胃カメラ検査】Nội soi 検査時間は5分-7分程度です。鎮静剤を使用した場合は、眠ってしまい気づいたら検査は終わっていることがほとんどです。(無痛胃カメラ)
Thời gian nội soi là trong 5 đến 7 phút. Nếu dùng thuốc an thần thì bệnh nhân vừa nhận ra mình đã ngủ thiếp đi thì cuộc nội soi cũng đã xong (phương pháp nội soi không đau).
Bước 6【検査終了】Hoàn thành nội soi
検査後は鎮静剤を使用した方はリカバリールームにてしばらく安静にして頂きます。(15-30分程度)
Sau khi nội soi, bệnh nhân có sử dụng thuốc an thần được nghỉ ngơi tại Phòng hồi sức khoảng tầm 15-30 phút
Bước 7 【診察】Đọc kết quả nội soi
診察室にて実際の胃カメラ画像をお見せしながら検査結果をご説明致します。
Bác sĩ giải thích kết quả nội soi qua hình ảnh thực tế đã chụp tại Phòng khám

Lời kết

Cùng với việc số người Việt Nam sinh sống tại Nhật tăng lên thì con số người Việt cần sử dụng hệ thống y tế Nhật Bản cũng tăng lên theo từng năm. Con đường để trở thành phiên dịch y tế thực sự không đơn giản nhưng trước hết người phiên dịch cần có kiến thức y tế liên quan đến chế độ y tế Nhật Bản, tên bệnh, triệu chứng bệnh,v.v..
Xin đừng ngần ngại liên hệ với LJ Services khi có nhu cầu phiên dịch y tế. LJ Services là công ty chuyên về biên phiên dịch Nhật – Việt, luôn sẵn sàng phục vụ quý khách.

ベトナム語翻訳通訳
ベトナム語翻訳通訳 愛知県極点 日本全国対応