【Biên dịch Nhật – Việt】5 điểm quan trọng cần biết khi dịch giấy chứng nhận kết hôn!

Dù là người ít kinh nghiệm biên dịch NhậtViệt hay một dịch giả chuyên nghiệp, trong cuộc sống ở Nhật Bản, không ít lần bạn phải tự dịch các tài liệu để làm thủ tục xin visa hay thủ tục thuế. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn từng cảm thấy tiếc khi nhìn lại bản dịch sau một thời gian, nghĩ rằng: “Nếu mình biết sớm hơn…”, “Nếu mình sửa câu này sớm hơn…” chưa?

Để không còn sự tiếc nuối đó, bài viết này sẽ giải thích chi tiết về những điểm quan trọng cần lưu ý khi dịch giấy chứng nhận kết hôn. Việc nắm vững kiến thức trước sẽ giúp bạn nâng cao độ chính xác của bản dịch và tiến hành thủ tục một cách suôn sẻ. Hãy đọc kỹ đến cuối bài nhé!

Dịch đúng thông tin cá nhân

Giấy chứng nhận kết hôn có các thông tin cá nhân như họ tên, ngày sinh, quốc tịch, số CMND của vợ và chồng. Những thông tin này phải được dịch chính xác từng chữ một.

Lưu ý:

  • Tên của người Việt thường được viết theo thứ tự “Họ – Tên đệm – Tên”, khi dịch sang tiếng Nhật phải điều chỉnh đúng thứ tự.
  • Ngày sinh ở Việt Nam được viết theo định dạng “Ngày/Tháng/Năm”, cần chú ý không nhầm lẫn với định dạng “Năm/Tháng/Ngày” của Nhật.

Ví dụ:

  • Tiếng Việt: Nguyễn Văn Nam, sinh ngày 01/01/1990
  • Dịch sang tiếng Nhật: グエン・ヴァン・ナム、1990年1月1日生 
    Hoặc  NGUYEN VAN NAM、1990年1月1日生

Thống nhất tên gọi chính thức của cơ quan, tài liệu

Giấy chứng nhận kết hôn Việt Nam có các tên gọi cơ quan, tài liệu như “Ủy ban nhân dân” hoặc “Giấy chứng nhận kết hôn”. Khi dịch, cần sử dụng các từ dịch đã được thống nhất.

Ví dụ về thuật ngữ cần thống nhất:

Ví dụ về thuật ngữ cần thống nhất:

  • Ủy ban nhân dân → 「人民委員会」
  • Giấy chứng nhận kết hôn → 「結婚証明書」

Việc sử dụng các bản dịch thống nhất sẽ giúp duy trì tính nhất quán và tránh hiểu nhầm trong các thủ tục chính thức. Nếu không có từ dịch chính thức, bạn nên tham khảo tài liệu liên quan để chọn từ dịch phù hợp.

出典: https://image.luatvietnam.vn/uploaded/twebp/images/original/2023/02/17/mau-giay-dang-ky-ket-hon-ban-giay_1702104107.png

Tránh dịch sai, viết tắt

Khi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nhật giấy chứng nhận kết hôn, lỗi dịch sai, viết tắt thông tin có thể sẽ dẫn đến vấn đề về pháp lý. Mọi thông tin trên giấy tờ phải được dịch đầy đủ và chính xác.

Ví dụ dịch sai:

  • Cục CS ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư → 居住CS ĐKQL・国民DLQG局

Ví dụ dịch đúng:

    

Như đã giải thích ở phần trước, nếu không có từ dịch chính thức, thì nên tham khảo các tài liệu liên quan để dịch. Bên cạnh đó, cũng cần dịch đầy đủ các thông tin chi tiết như nơi cư trú, ngày cấp, số đăng ký v.v.

Không dịch từ tiếng Việt theo nghĩa đen, cần chú trọng đến nghĩa thực sự

Dịch nghĩa đen có thể khiến câu dịch trở nên không tự nhiên, thậm chí là không phù hợp trong một số trường hợp. Đặc biệt, khi dịch các tài liệu hành chính, cần chú ý chọn từ dịch sao cho phù hợp với nghĩa thực sự của câu.

Ví dụ:

  • Tiếng Việt: “Nơi đăng ký kết hôn”
  • Dịch nghĩa đen: 「結婚登録場所」
  • Dịch đúng nghĩa: 「婚姻登録地」

Phản ánh đúng hệ thống pháp lý mới nhất

Hệ thống pháp lý của Việt Nam có thể thay đổi, vì vậy khi dịch từ tiếng Việt, cần cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất.

Ví dụ bản dịch không cập nhật thông tin:

  • 「Chứng minh nhân dân」「Căn cước công dân」→ 身分証明書
    最新の情報を確認した上で訳した例:
  • 「Chứng minh nhân dân」 → 身分証明書 または 人民証明書
  • 「Căn cước công dân」  → IDカード

    Tham khảo:VIETJOホームページ「 ICチップ付きIDカード 21年7月までに5000万枚発行
    Khi dịch, hãy chắc chắn rằng bạn đã cập nhật và phản ánh các sửa đổi pháp lý mới nhất nhé!

Lời kết

Chúng tôi đã giới thiệu 5 điểm cần lưu ý khi dịch giấy chứng nhận kết hôn Việt Nam. Hy vọng thông tin này hữu ích đối với bạn.

Việc dịch chính xác giấy chứng nhận kết hôn là chìa khóa để tiến hành thủ tục quốc tế một cách suôn sẻ. Hãy chú ý đến từng chi tiết để đảm bảo bản dịch đáng tin cậy.

Nếu bạn cần biên dịch NhậtViệt các giấy tờ hành chính như giấy chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh, v.v. hãy liên hệ LJ Services. Chúng tôi sẽ cung cấp bảng báo giá tại website Dịch vụ biên dịch. Đừng chần chừ nữa hãy liên hệ ngay nhé!

▼Xem ngay các bài viết về biên dịch Nhật – Việt các tài liệu liên quan đến pháp luật ‐ hành chính dưới đây:

3 lời khuyên hữu ích khi biên dịch Nhật – Việt hợp đồng mua bán dành người biên dịch mới vào nghề

【Biên dịch Nhật – Việt】 Từ vựng văn bản hành chính

【Biên dịch tiếng Nhật】Tên của các bộ ngành bằng tiếng Nhật sau khi sáp nhập từ 1/3/2025